Gấp rút hoàn thiện Đề án Kiểm soát việc kê khai tài sản

Đăng ngày 27 - 02 - 2013
100%

Đó là ý kiến chỉ đạo của Phó Tổng Thanh tra Trần Đức Lượng tại buổi làm việc với Cục Chống tham nhũng về xây dựng Đề án “Quy định thực hiện và kiểm soát việc kê khai tài sản theo quy định của Đảng và Nhà nước” ngày 27/2.

Dự thảo Đề án đề ra nhiều giải pháp tổng thể, có sự đột phá, bảo đảm tính khả thi trong việc triển khai thực hiện dựa trên sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, các quy định của Nhà nước về kê khai tài sản, thu nhập cũng như thực trạng của việc thực hiện, kiểm soát kê khai tài sản, thu nhập hiện nay và trong thời gian tới.

Đặc biệt, Dự thảo đưa ra những giải pháp dài hạn và trước mắt về đối tượng, hình thức công khai bản kê khai tài sản, thu nhập; hệ thống chế tài xử lý vi phạm cũng như cơ quan quản lý bản kê khai tài sản, thu nhập và thẩm quyền xác minh, yêu cầu giải trình nguồn gốc tài sản tăng thêm….
Phó Tổng Thanh tra Trần Đức Lượng nhấn mạnh, Dự thảo Đề án phải xác định rõ mục tiêu là tiếp tục sửa đổi, bổ sung, thực hiện quy định việc kê khai tài sản, thu nhập, từng bước ngăn chặn, đẩy lùi tham
nhũng; bảo đảm thực hiện nghiêm việc kê khai tài sản theo quy định của Đảng, Nhà nước. Bên cạnh đó, tạo cơ sở cho việc minh bạch hóa thu nhập, tài sản của cán bộ, công chức, viên chức và các đối tượng theo quy định của pháp luật nói chung, người có chức vụ, quyền hạn nói riêng.
            
Phó Tổng Thanh tra yêu cầu Tổ Biên tập tiếp thu các ý kiến đóng góp, gấp rút hoàn thiện Đề án để trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 3.

Qua 5 năm thực hiện việc tiến hành kê khai tài sản, thu nhập đã có hơn 1 triệu người có nghĩa vụ kê khai đã thực hiện kê khai tài sản, thu nhập. Các quy định của pháp luật về kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức đã từng bước được hình thành, hoàn thiện, làm cơ sở pháp lý giúp các cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền biết được tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ phải kê khai, góp phần phòng, chống tham nhũng hiệu quả.

Tuy nhiên, việc kê khai tài sản, thu nhập vẫn còn hình thức, tác dụng phòng ngừa tham nhũng còn hạn chế, hiệu quả thấp. Các quy định về minh bạch tài sản, thu nhập chưa giúp các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo dõi được biến động về tài sản của người có nghĩa vụ phải kê khai. Việc xác minh tài sản, thu nhập nhằm làm rõ tính trung thực của việc kê khai còn ít được thực hiện, kết quả kê khai chưa được công khai rộng rãi…

Đề đáp ứng yêu cầu phòng, chống tham nhũng trong giai đoạn hiện nay, khắc phục những hạn chế, bất cập thể hiện quyết tâm chính trị của Đảng, Nhà nước trong việc thực hiện, kiểm soát tài sản, yêu cầu cấp thiết đặt ra là phải xây dựng Đề án “quy định thực hiện và kiểm soát việc kê khai tài sản theo quy định của Đảng và Nhà nước”.

<

Tin mới nhất

Vận dụng giá trị của cuốn sách "Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực,...(13/11/2023 11:17 SA)

Quy định 114/QĐ-TW ngày 11/7/2023 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham...(05/09/2023 11:26 SA)

“Chống tiêu cực, chặn mầm tham nhũng” (Bài cuối): Bịt “kẽ hở” để “không thể tham nhũng, tiêu cực”(25/09/2022 9:36 SA)

“Chống tiêu cực, chặn mầm tham nhũng” (Bài 2): Những “con sâu đang giấu mình trong kén”(24/09/2022 9:32 SA)

“Chống tiêu cực, chặn mầm tham nhũng” (Bài 1): Quyết liệt, tạo đột phá trong phòng, chống tham nhũng(23/09/2022 9:29 SA)

Thanh tra tỉnh Thanh Hóa và Đài Phát thanh -Truyền hình tỉnh Thanh Hóa ký kết quy chế phối hợp(23/11/2021 4:58 CH)

Tỉnh Thanh Hóa Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật về phòng chống tham nhũng(01/11/2021 3:47 CH)

Tham gia Cuộc thi “Tìm hiểu pháp luật về phòng, chống tham nhũng”(15/09/2021 3:49 CH)

    Đánh giá của bạn về cổng thông tin điện tử
    322 người đã bình chọn
    °
    1296 người đang online