Thanh tra tỉnh Triển khai Luật thanh tra 2022 và Nghị định 43/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thanh tra.

Đăng ngày 13 - 07 - 2023
100%

Ngày 14/11/2022, tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XV đã thông qua Luật Thanh tra năm 2022 số 11/2022/QH15 thay thế Luật Thanh tra năm 2010 số 56/2010/QH12. Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký Lệnh công bố, Luật có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2023; Đáp ứng tình hình thực hiện nhiệm vụ, ngày 13/7/2023 Chánh Thanh tra tỉnh Mai Sỹ Diến tổ chức Hội nghị toàn thể cán bộ công chức Thanh tra tỉnh về việc Triển khai Luật thanh tra 2022 và Nghị định 43/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thanh tra. Thảo luận sửa đổi, bổ sung các Quy định thực hiện Luật thanh tra 2022.

Tại Hội Nghị, Đồng chí Mai Sỹ Diến- Chánh Thanh tra tỉnh đã trình bày giới thiệu Một số nội dung cơ bản và điểm mới của Luật Thanh tra năm 2022, Nghị định 43/2023/NĐ-CP của Chính phủ. Chủ trì thảo luận tiếp thu ý kiến của Lãnh đạo, cán bộ công chức cơ quan Thanh tra tỉnh trong việc thực hiện nhiệm vụ.

Toàn cảnh hội nghị

Luật Thanh tra năm 2022 gồm 8 chương và 118 điều, cụ thể như sau:

- Chương I: Những quy định chung, gồm 8 điều (từ Điều 1 đến Điều 8). Chương này quy định về phạm vi điều chỉnh; giải thích từ ngữ, mục đích, nguyên tắc hoạt động thanh tra, chức năng của cơ quan thanh tra, trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước trong công tác thanh tra, kiểm tra; trách nhiệm phối hợp giữa cơ quan thực hiện chức năng thanh tra với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thanh tra.

- Chương II: Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra, gồm 29 điều (từ Điều 9 đến Điều 37). Chương này gồm 8 mục: Mục 1 quy định về Thanh tra Chính phủ (từ Điều 10 đến Điều 13); Mục 2 quy định về Thanh tra Bộ (từ Điều 14 đến Điều 17); Mục 3 quy định về Thanh tra Tổng cục, Cục (từ Điều 18 đến Điều 21); Mục 4 quy định về Thanh tra tỉnh (từ Điều 22 đến Điều 25); Mục 5 quy định về Thanh tra sở (từ Điều 26 đến Điều 29); Mục 6 quy định về Thanh tra huyện (từ Điều 30 đến Điều 33); Mục 7 quy định về cơ quan thanh tra ở Cơ quan thuộc Chính phủ (từ Điều 34 đến Điều 35); Mục 8 quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành (từ Điều 36 đến Điều 37). 

- Chương III: Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành: gồm 06 điều (từ Điều 38 đến Điều 43) quy định về Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành; tiêu chuẩn bổ nhiệm vào các ngạch Thanh tra viên, Thanh tra viên chính, Thanh tra viên cao cấp; miễn nhiệm thanh tra viên; trang phục, thẻ thanh tra.

- Chương IV: Hoạt động thanh tra, gồm 58 điều (từ Điều 44 đến Điều 101). Chương này gồm 7 mục, Mục 1 gồm 14 điều (từ điều 44 đến Điều 57) quy định chung về xây dựng, ban hành Định hướng chương trình thanh tra; xây dựng, ban hành kế hoạch thanh tra; hình thức thanh tra; thời hạn thanh tra; gia hạn thời hạn thanh tra; trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra hành chính; trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra chuyên ngành; căn cứ ra quyết định thanh tra; trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước, người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra; bảo đảm kỷ cương, kỷ luật trong hoạt động thanh tra; xử lý hành vi vi phạm pháp luật của người tiến hành thanh tra; xử lý chồng chéo, trùng lặp trong hoạt động thanh tra; thanh tra lại; hồ sơ thanh tra. Mục 2 quy định về chuẩn bị thanh tra (từ Điều 58 đến Điều 63). Mục 3 quy định về tiến hành thanh tra trực tiếp (từ Điều 64 đến Điều 72). Mục 4 quy đinh về kết thúc cuộc thanh tra (từ Điều 73 đến Điều 79). Mục 5 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của người tiến hành thanh tra (từ Điều 80 đến Điều 91). Mục 6 quy định về quyền và nghĩa vụ của đối tượng thanh tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trong hoạt động thanh tra (từ Điều 92 đến Điều 96). Mục 7 quy định về Giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra (từ Điều 97 đến Điều 101).  

 - Chương V: Thực hiện Kết luận thanh tra, gồm 05 điều (từ Điều 102 đến Điều 106) quy định về Trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan thanh tra trong việc ban hành kết luận thanh tra; trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước; trách nhiệm của đối tượng thanh tra, người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra; xử lý vi phạm trong thực hiện kết luận thanh tra.

- Chương VI: Phối hợp trong hoạt động thanh tra, kiểm toán nhà nước, điều tra, gồm 05 điều (từ Điều 107 đến Điều 111) quy định về trách nhiệm phối hợp trong hoạt động thanh tra, kiểm toán, điều tra; trách nhiệm của Tổng Thanh tra Chính phủ và Tổng Kiểm toán nhà nước; trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan thực hiện chức năng thanh tra và Trưởng kiểm toán khu vực, chuyên ngành; tham khảo ý kiến trong hoạt động thanh tra, kiểm toán; trách nhiệm của cơ quan điều tra.

- Chương VII: Điều kiện bảo đảm hoạt động của cơ quan thanh tra, gồm 02 điều (từ Điều 112 đến Điều 113) quy định về kinh phí hoạt động của cơ quan thanh tra nhà nước; chế độ, chính sách đối với Thanh tra viên; đầu tư hiện đại hóa hoạt động thanh tra.

- Chương VIII: Điều khoản thi hành, gồm 05 điều (từ Điều 114 đến Điều 118) quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra của thanh tra trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, Ngân hàng nhà nước Việt Nam, cơ quan cơ yếu Chính phủ; tổ chức, hoạt động thanh tra nội bộ; sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật có liên quan đến thanh tra; hiệu lực thi hành; quy định chuyển tiếp.

Một số nội dung cơ bản và điểm mới của Luật Thanh tra năm 2022 đó là: Về trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước trong công tác thanh tra, kiểm tra; Về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra; Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành; Về hoạt động thanh tra; Về việc xây dựng, ban hành kết luận thanh tra; Về nhiệm vụ, quyền hạn của người tiến hành thanh tra; Quyền và nghĩa vụ của đối tượng thanh tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trong hoạt động thanh tra; Về xử lý chồng chéo, trùng lặp trong hoạt động thanh tra

Ngoài những vấn đề nêu trên, Luật Thanh tra năm 2022 đã không còn quy định về Thanh tra nhân dân (do bản chất thanh tra nhân dân là hoạt giám sát của nhân dân ở cơ sở, nếu để trong Luật Thanh tra năm 2022 sẽ không phù hợp, đôi khi còn gây ra nhầm lẫn giữa thanh tra nhân dân và thanh tra nhà nước). Nội dung này được chuyển sang quy định tại Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở và cũng được Quốc hội thông qua tại kỳ họp 4 vừa qua.

<

Tin mới nhất

Cụm thi đua thanh tra các tỉnh Bắc Trung Bộ tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024(08/12/2024 10:10 SA)

Ngành Thanh tra Thanh Hóa thu hồi hơn 71 tỷ đồng và 861,3 m2 đất(04/10/2024 3:28 CH)

Xây dựng văn hoá công vụ tại Thanh tra tỉnh Thanh Hoá(25/05/2024 12:05 CH)

Năm 2023. Các tổ chức thanh tra trong tỉnh triển khai 430 cuộc thanh tra hành chính,ban hành kết...(10/12/2023 2:23 CH)

Thanh tra huyện Quảng Xương, Thanh Hóa: Tăng cường công tác thanh tra, góp phần ổn định tình hình...(19/08/2023 11:02 SA)

Thanh tra Thanh Hóa phát hiện hơn 21 tỷ đồng tiền sai phạm(09/08/2023 11:14 SA)

Thanh tra tỉnh Triển khai Luật thanh tra 2022 và Nghị định 43/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thanh tra. (13/07/2023 11:56 SA)

Thanh tra Chính phủ công bố quyết định thanh tra tại tỉnh Thanh Hóa(13/12/2022 12:32 SA)

    Đánh giá của bạn về cổng thông tin điện tử
    338 người đã bình chọn
    °
    658 người đang online